“Định danh điện tử" là hoạt động đăng ký, đối soát, tạo lập và gắn danh tính điện tử với chủ thể danh tính điện tử. “Tài khoản định danh điện tử’ là tập hợp gồm tên đăng nhập, mật khẩu hoặc hình thức xác thực khác được tạo lập bởi cơ quan quản lý định danh và xác thực điện tử. “Hệ thống định danh và xác thực điện tử’’ là hệ thống thông tin do Bộ Công an xây dựng, quản lý để thực hiện đăng ký, tạo lập, quản lý tài khoản định danh điện tử và thực hiện xác thực điện tử.
Công an quận Lê Chân tổ chức các điểm kích hoạt định danh điện tử mức 1 phục vụ người dân tại các phường
Về thẩm quyền cấp tài khoản định danh điện tử, quyết định khóa, mở khóa tài khoản định danh điện tử, tại Điều 20, Chương III, Nghị định số 59/2022/NĐ-CP, quy định cụ thể như sau:
Cục trưởng Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội Bộ Công an có thẩm quyền cấp tài khoản định danh điện tử; quyết định khóa, mở khóa tài khoản định danh điện tử tự động trên hệ thống định danh và xác thực điện tử, đề nghị khóa, mở khóa tài khoản định danh điện tử của cơ quan cấp cục hoặc tương đương trở lên.
Trưởng phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định khóa, mở khóa tài khoản định danh điện tử đối với đề nghị được tiếp nhận tại Công an cấp tỉnh.
Trưởng Công an cấp huyện quyết định khóa, mở khóa tài khoản định danh điện tử đối với đề nghị được tiếp nhận tại Công an cấp huyện.
Trưởng Công an cấp xã quyết định khóa, mở khóa tài khoản định danh điện tử đối với đề nghị được tiếp nhận tại Công an cấp xã.
Về lưu trữ thông tin trong hệ thống định danh và xác thực điện tử được quy định tại Điều 21 Nghị định này như sau:
Thông tin về tài khoản định danh điện tử được lưu trữ vĩnh viễn trong hệ thống định danh và xác thực điện tử. Thông tin lịch sử về việc sử dụng tài khoản định danh điện tử được lưu trữ trong hệ thống định danh và xác thực điện tử với thời hạn 5 năm kể từ thời điểm sử dụng tài khoản.
Cùng vói đó, tại Điều 22 Nghị định này quy định chi tiết về việc kết nối, sử dụng tài khoản định danh điện tử được tạo lập bởi hệ thống định danh, và xác thực điện tử.
Theo đó, tổ chức, cá nhân thực hiện kết nối với hệ thống định danh và xác thực điện tử cần có 2 điều kiện sau: Có cơ sở hạ tầng, hệ thống thông tin để kết nối; Hệ thống thông tin phục vụ kết nối bảo đảm an toàn theo tiêu chí hệ thống thông tin cấp độ 3 trở lên theo quy định của pháp luật.
Về trình tự, thủ tục, hồ sơ đề nghị kết nối, đối với cá nhân, tổ chức có nhu cầu kết nối với hệ thống định danh và xác thực điện tử gửi vằn bản đề nghị kết nối tới cơ quan quản lý định danh và xác thực điện tử nêu phạm vi, mục đích thực hiện kết nối và giấy tờ, tài liệu chứng minh đáp ứng điều kiện thực hiện kết nối quy định tại khoản 1 Điều này.
Căn cứ vào điều kiện thực hiện kết nối quy định tại khoản 1 Điều này và phạm vi, mục đích thực hiện kết nối của cá nhân, tổ chức đề nghị kết nối, cơ quan quản lý định danh và xác thực điện tử tổ chức thẩm định, kiểm tra thực tế và quyết định việc cho phép thực hiện kết nối.
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị kết nối, cơ quan quản lý định danh và xác thục điện tử xem xét, quyết định cho phép thực hiện kết nối bằng văn bản; nếu không đồng ý thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Quá trình kết nối được thực hiện như sau: Sau khi cơ quan quản lý định danh và xác thực điện tử có văn bản chấp thuận cho phép kết nối hệ thống định danh và xác thực điện tử với hệ thống thông tin của tổ chúc, cá nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ xác thực điện tử thực hiện việc kết nối thông qua hợp đồng cung cấp dịch vụ ký với cá nhân, tổ chúc đó.
Tổ chức cung cấp dịch vụ xác thục điện tử ngùng thực hiện kết nối trong trường hợp cá nhân, tổ chúc vi phạm thỏa thuận sử dụng dịch vụ theo hợp đồng cung cấp dịch vụ. Tổ chúc cung cấp dịch vụ xác thục điện tử báo cáo cơ quan quản lý định danh và xác thục điện tử về việc ngừng thực hiện kết nối để cơ quan quản lý định danh và xác thực điện tử thông báo cho cá nhân, tổ chức.