"CÔNG AN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG SIẾT CHẶT KỶ LUẬT, KỶ CƯƠNG, ĐIỀU LỆNH; XÂY DỰNG NẾP SỐNG VĂN HÓA VÌ NHÂN DÂN PHỤC VỤ"

Phòng chống cháy, nổ lại công trường xây dựng

A
Cập nhật: 23/08/2021 10:29

Trong quá trình xây dựng có nhiều nguyên vật liệu dễ cháy, nổ được sử dụng như xăng, dầu, khí gas hoặc gỗ,... Ngoài ra, một số vật liệu khác như giấy dầu, liếp, tre,.... cũng thường được sử dụng để làm lán trại cho công nhân. Nêu không thận trọng khi sử dụng các vật liệu này và không tuân theo các quy định về phòng chống cháy, nổ thì nguy cơ xảy ra hỏa hoạn là rất lớn, có thể gây chết người, cháy nhà hoặc sập đổ công trình.

Đội PCCC tại chỗ có khả năng cơ động, đáp ứng yêu cầu PCCC tại chỗ ở nhiều tình huống nhất định

Các công việc liên quan tới cháy, nổ như: lưu trữ, bảo quản, vận chuyển và sử dụng các vật liệu dễ cháy, nổ như xăng hoặc dầu cho các máy xây dựng có sử dụng động cơ đốt trong như ôtô, máy xúc, máy ủi hoặc máy phát điện; sơn, bả hoặc dán keo (các bộ phận công trình) với dung môi là hợp chất của xăng hoặc dâu; hàn điện, hàn xì sử dụng ôxy và axêtilen hoặc hàn dùng khí gas; sử dụng ngọn lửa như khi hút thuốc hoặc nấu ăn; sử dụng điện trong sản xuất hay sinh hoạt; các công việc xuất hiện nhiều bụi từ các chất dễ cháy, nổ như than hoặc nhôm khi khai thác, nghiền nhỏ các vật, cưa hoặc mài...     

Có rất nhiều nguy cơ gây tai nạn lao động do cháy, nổ trong các công việc được đê cập ở trên, tuy nhiên, có thể phân loại thành các nhóm như sau:

Khi dự trữ, bảo quản và vận chuyển nhiên liệu.

Các nhiên liệu dễ cháy, nổ bị thoát ra ngoài như hơi gas, hơi xăng hoặc dầu do các thiết bị lưu giữ chúng bị hở hoặc thủng. Khi đó, nếu gặp lửa dễ gây cháy, nổ.Thiết bị lưu giữ các chất dễ cháy nổ được đặt ở những nơi quá nóng như ngoài trời nắng hoặc gần các nguồn nhiệt.

Vận chuyển các chất dễ cháy, nổ như xăng hoặc dầu không có các thiết bị tiếp đất nên có thể phát sinh cháy, nổ do tĩnh điện.

Đường ống dẫn các chất khí dễ cháy như khí gas bị hở, dẫn tới cháy hoặc nổ khi gặp lửa hoặc tia lửa

Gửi ý kiến:

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

TƯ CÁCH
NGƯỜI CÔNG AN CÁCH MỆNH LÀ:

Đối với tự mình, phải
CẦN, KIỆM, LIÊM, CHÍNH Đối với đồng sự, phải
THÂN ÁI GIÚP ĐỠ Đối với chính phủ, phải
TUYỆT ĐỐI TRUNG THÀNH Đối với nhân dân, phải
KÍNH TRỌNG LỄ PHÉP Đối với công việc, phải
TẬN TỤY Đối với địch, phải
CƯƠNG QUYẾT, KHÔN KHÉO Trích thư Chủ tịch Hồ Chí Minh
gửi Công an Khu XII,
ngày 11 tháng 3 năm 1948.
Lượt truy cập: 21303719
Trực tuyến: ...