"CÔNG AN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG SIẾT CHẶT KỶ LUẬT, KỶ CƯƠNG, ĐIỀU LỆNH; XÂY DỰNG NẾP SỐNG VĂN HÓA VÌ NHÂN DÂN PHỤC VỤ"

Sẵn sàng lực lượng, phương tiện phòng chống cơn bão số 3

A
Cập nhật: 03/09/2024 17:38

Theo bản tin của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, sáng nay (03/9/2024), bão YAGI đi vào vùng biển phía Đông Bắc của khu vực Bắc Biển Đông, trở thành cơn bão số 3 trong năm 2024. Hồi 07 giờ, vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,4 độ Vĩ Bắc; 119,8 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông Bắc khu vực Bắc Biển Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (62- 74km/h), giật cấp 11, di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, khoảng 20-25 km/h. Dự báo đến 07 giờ 00 ngày 04/9/2024, vị trí tâm bão ở vào khoảng 19,3 độ Vĩ Bắc; 117,5 độ Kinh Đông, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 740km về phía Đông. Sức gió 5 mạnh nhất vùng gần tâm bảo mạnh cấp 9-10, giật cấp 11, di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, khoảng 10 km/h.

Dự báo từ 22 đến 120 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 10-15km, cường độ có khả năng mạnh thêm.

Để chủ động ứng phó với bão, Ủy ban nhân dân thành phố yêu cầu:

1. Các Sở, ban, ngành thành phố và Ủy ban nhân dân các quận, huyện:

- Tuyệt đối không được lơ là, chủ quan trước tình hình, diễn biến của bão, Theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão; quản lý chặt chẽ các phương tiện ra khơi, tổ chức kiểm đếm, thông hào cho chủ các phương tiện, lồng bè nuôi trồng thủy săn, thuyền trường các tàu, thuyền đang hoạt động trên biển biết vị trí, hưởng đi chuyển và diễn biến của bão để chủ động phòng tránh, thoát ra hoặc không đi chuyển vào khu vực nguy hiểm.

- Sẵn sàng lực lượng, phương tiện để cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu. Tăng cường các biện pháp thông tin về diễn biến của bảo đến các cấp chính quyền, chủ các phương tiện hoạt động trên biển và người dân biết để chủ động phòng tránh, ứng phó

- Tổ chức trực ban nghiêm túc, sẵn sàng ứng phó với tình huống xấu cô thể xảy ra; báo cáo kịp thời về Cơ quan Thường trực phòng chống thiên tai (Sở

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai, Tìmkiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự thành phố.

2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cơ quan Thường trực về Phòng chống thiên tai):

- Thường xuyên theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình thời tiết, chủ động tham mưu Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai, Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố các nội dung chỉ đạo để ứng phó.

- Chủ động kiểm tra công trình phòng chống thiên tai, đôn đốc, hưởng dẫn, yêu cầu các chủ đầu tư các công trình xây dựng liên quan đến công trình phòng chống thiên tai trên địa bàn thành phố thực hiện ngay các biện pháp đảm bảo an toàn công trình, nhất là các công trình cổng dưới đã đang thi công.

- Thường xuyên tổng hợp tình hình triển khai thực hiện, bảo cáo Ủy ban nhân dân thành phố, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai).

Gửi ý kiến:

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

TƯ CÁCH
NGƯỜI CÔNG AN CÁCH MỆNH LÀ:

Đối với tự mình, phải
CẦN, KIỆM, LIÊM, CHÍNH Đối với đồng sự, phải
THÂN ÁI GIÚP ĐỠ Đối với chính phủ, phải
TUYỆT ĐỐI TRUNG THÀNH Đối với nhân dân, phải
KÍNH TRỌNG LỄ PHÉP Đối với công việc, phải
TẬN TỤY Đối với địch, phải
CƯƠNG QUYẾT, KHÔN KHÉO Trích thư Chủ tịch Hồ Chí Minh
gửi Công an Khu XII,
ngày 11 tháng 3 năm 1948.
Lượt truy cập: 21267028
Trực tuyến: ...