"CÔNG AN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG SIẾT CHẶT KỶ LUẬT, KỶ CƯƠNG, ĐIỀU LỆNH; XÂY DỰNG NẾP SỐNG VĂN HÓA VÌ NHÂN DÂN PHỤC VỤ"

Tiếp tục nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong Công an nhân dân

A
Cập nhật: 26/05/2023 19:55

Ngày 26/5/2023, tại Hà Nội, Bộ Công an tổ chức Hội nghị tổng kết Đề án “Củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong Công an nhân dân (CAND), đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự trong tình hình mới”; tổng kết 10 năm thi hành Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2012 về theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong CAND và quán triệt những nội dung cơ bản của các văn bản quy phạm pháp luật được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV thông qua có liên quan đến công tác công an theo hình thức trực tuyến từ Bộ Công an đến Công an các địa phương. Đồng chí Trung tướng Lê Quốc Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an chủ trì Hội nghị.

Đại tá Bùi Trung Thành - Phó Giám đốc CATP và Công an các đơn vị, địa phương dự tại điểm cầu thành phố Hải Phòng

Tham dự Hội nghị tại điểm cầu Hội trường Bộ Công an có thành viên Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Bộ Công an; đại diện lãnh đạo Cục, lãnh đạo phòng phụ trách công tác pháp chế, cán bộ làm công tác pháp chế tại các đơn vị thuộc cơ quan Bộ... Tham dự Hội nghị tại điểm cầu Hội trường Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có đại diện Ban Giám đốc; đại diện lãnh đạo các phòng và cán bộ làm công tác pháp chế... 

Thứ trưởng Lê Quốc Hùng trao Bằng khen của Bộ Công an tặng các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện Đề án.

Tại Hội nghị, các đại biểu đã được nghe Báo cáo tổng kết Đề án “Củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong CAND, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự trong tình hình mới” (Đề án). Qua 05 năm thực hiện Đề án đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, cụ thể việc triển khai thực hiện Đề án của Công an các đơn vị, địa phương luôn gắn liền với các chương trình, kế hoạch thường niên về công tác PBGDPL, bao gồm: Chương trình công tác pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp; kế hoạch công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL); kế hoạch hoạt động của Hội đồng phối hợp PBGDPL Bộ Công an; kế hoạch triển khai các văn bản quy phạm pháp luật mới được Quốc hội ban hành; kế hoạch triển khai các chương trình, đề án về PBGDPL của Chính phủ; văn bản hướng dẫn triển khai Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ...; thường xuyên quan tâm tổ chức quán triệt về vị trí, vai trò của công tác PBGDPL, đồng thời lồng ghép trong các hội nghị triển khai công tác năm, hội nghị, cuộc họp triển khai, sơ kết, tổng kết, đánh giá công tác chuyên môn; tổ chức quán triệt các văn bản pháp luật có liên quan đến việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ tại Đề án. Công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, kỹ năng, nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật được chú trọng. Trong 05 năm, đã tổ chức 12 hội nghị với gần 5.000 lượt cán bộ, chiến sĩ tham dự. Bên cạnh đó, Công an các đơn vị, địa phương đã quan tâm, tăng cường công tác rà soát, đánh giá đúng thực trạng đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền PBGDPL, chú trọng công tác đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng công nghệ thông tin cho đội ngũ cán bộ làm công tác PBGDPL, khuyến khích, tạo điều kiện để cán bộ, chiến sĩ đăng ký theo học các lớp tin học tại các trung tâm, các trường có đào tạo về tin học. 

Đối với việc biên soạn tài liệu phục vụ công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật luôn được quan tâm, đẩy mạnh. Cụ thể, Hội đồng phối hợp PBGDPL Bộ Công an đã kịp thời biên soạn, in, cấp phát các tài liệu phục vụ công tác tuyên truyền, PBGDPL tới Công an các đơn vị, địa phương như: “Tài liệu tập huấn chuyên sâu Luật PBGDPL trong CAND”; “Nghiệp vụ, kỹ năng tuyên truyền, PBGDPL trong CAND”; “Sách Hỏi - đáp về kỹ năng tuyên truyền PBGDPL”; tài liệu “Tập huấn chuyên sâu công tác tuyên truyền, PBGDPL trong CAND”; biên soạn hàng chục đề cương giới thiệu nội dung cơ bản của các văn bản quy phạm pháp luật mới được Quốc hội thông qua có liên quan trực tiếp đến nhiệm vụ công tác công an.

Tiếp đó, tại Hội nghị đã tổng kết 10 năm thi hành Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2012 của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong CAND. Theo đó, qua 10 năm triển khai Nghị định số 59/2012/NĐ-CP, việc tổ chức thi hành pháp luật trong CAND ngày càng đi vào nề nếp và đạt được nhiều kết quả quan trọng. Công tác tham mưu xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật về an ninh, trật tự cơ bản đáp ứng yêu cầu, góp phần tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước bằng pháp luật. Công tác thanh tra, kiểm tra tình hình thi hành pháp luật được thực hiện thường xuyên, nghiêm túc, có trọng tâm, trọng điểm, qua đó kịp thời phát hiện, chấn chỉnh, khắc phục những sơ hở, thiếu sót, góp phần xây dựng lực lượng Công an nhân dân thật sự trong sạch, vững mạnh chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.  

Tham luận tại Hội nghị, các đại biểu đã tập trung phân tích, đánh giá về công tác tuyên truyền PBGDPL với các nội dung như: Vai trò và định hướng xây dựng nguồn nhân lực thực hiện công tác tuyên truyền PBGDPL trong CAND; Xây dựng cơ chế phối hợp công tác PBGDPL theo hướng lực lượng CAND giữ vai trò hạt nhân; Tiếp tục củng cố, kiện toàn Hội đồng phối hợp PBGDPL các cấp trong CAND...

Thứ trưởng Lê Quốc Hùng trao Bằng khen của Bộ Công an tặng các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong thi hành Nghị định số 59/2012/NĐ-CP.

Phát biểu tại Hội nghị, thay mặt Đảng uỷ Công Trung ương, lãnh đạo Bộ, Thứ trưởng Lê Quốc Hùng ghi nhận, biểu dương Công an các đơn vị, địa phương trong thực hiện Đề án và thi hành Nghị định số 59/2012/NĐ-CP thời gian qua.  Chỉ đạo nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới, Thứ trưởng Lê Quốc Hùng đề nghị, ngay sau Hội nghị này, Công an các đơn vị, địa phương rà soát nhân lực trong công tác PBGDPL nhằm sàng lọc, bảo đảm có được nguồn nhân lực tốt nhất cho công tác này. Bên cạnh đó, đồng chí Thứ trưởng đề nghị Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp và Cục Truyền thông Công an nhân dân nghiên cứu, đề xuất biện pháp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật mới, sáng tạo để hướng dẫn Công an các địa phương thực hiện có hiệu quả hơn nữa công tác này. Ngoài ra, Thứ trưởng Lê Quốc Hùng cũng lưu ý, Công an các đơn vị, địa phương tập trung nâng cao năng lực tuyên truyền pháp luật và giám sát thực thi pháp luật cho Công an cơ sở nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng Công an 4 cấp: “Bộ tinh, tỉnh mạnh, huyện toàn diện, xã bám cơ sở”. Cùng với đó, đồng chí Thứ trưởng đề nghị Công an các đơn vị, địa phương rà soát lại các quy định pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện, tiêu chuẩn và việc cấp giấy chứng nhận Báo cáo viên pháp luật trong CAND để sàng lọc những quy định không phù hợp, bất cập nhằm sớm có biện pháp thay thế, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn.

Gửi ý kiến:

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

TƯ CÁCH
NGƯỜI CÔNG AN CÁCH MỆNH LÀ:

Đối với tự mình, phải
CẦN, KIỆM, LIÊM, CHÍNH Đối với đồng sự, phải
THÂN ÁI GIÚP ĐỠ Đối với chính phủ, phải
TUYỆT ĐỐI TRUNG THÀNH Đối với nhân dân, phải
KÍNH TRỌNG LỄ PHÉP Đối với công việc, phải
TẬN TỤY Đối với địch, phải
CƯƠNG QUYẾT, KHÔN KHÉO Trích thư Chủ tịch Hồ Chí Minh
gửi Công an Khu XII,
ngày 11 tháng 3 năm 1948.
Lượt truy cập: 21290487
Trực tuyến: ...