"CÔNG AN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG SIẾT CHẶT KỶ LUẬT, KỶ CƯƠNG, ĐIỀU LỆNH; XÂY DỰNG NẾP SỐNG VĂN HÓA VÌ NHÂN DÂN PHỤC VỤ"

Chậm lại vài giây hơn gây tai nạn

A
Cập nhật: 13/02/2020 07:00

Chạy quá tốc độ dường như đã trở thành thói quen của không ít bộ phận người dân khi tham gia giao thông. Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tai nạn giao thông. Có những đoạn đường đã trở thành “điểm đen” vì thường xuyên xảy ra các vụ tai nạn giao thông do người điều khiển chạy quá tốc độ quy định. Khi bị phát hiện xử lý, người vi phạm thường đưa ra nhiều lý do khác nhau để biện minh cho lỗi của mình như gia đình có việc gấp, chở hàng hóa... Tuy nhiên, dù với bất cứ lý do gì, thì việc phóng nhanh vẫn tiềm ẩn một mối hiểm họa khôn lường.

Hầu hết người điều khiển phương tiện tham gia giao thông chỉ chấp hành quy định về tốc độ khi biết có sự kiểm tra, kiểm soát của lực lượng Cảnh sát giao thông. Nếu không, các lái xe sẽ điều khiển phương tiện với tốc độ theo ý muốn của mình. Nhất là vào ban đêm, các lái xe thường cho rằng, cơ quan chức năng không tổ chức kiểm tra tốc độ nên việc vi phạm diễn ra càng phổ biến hơn. Chính sự chủ quan này đã dẫn đến nhiều vụ tai nạn thương tâm.

Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định rất rõ mức xử phạt đối với các trường hợp người điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông chạy quá tốc độ cụ thể như:

Lỗi

Ô tô

Xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện)

Quá tốc độ

Từ 05 đến dưới 10 km

800.000 – 1.000.000

200.000 – 300.000

Từ 10 đến 20km

3.000.000 – 5.000.000

Tước GPLX từ 01 – 03 tháng

600.000 – 1.000.000

 

Trên 20 đến 35km

6.000.000 – 8.000.000

Tước GPLX từ 02 – 04 tháng

4.000.000 – 5.000.000

Tước GPLX 02 – 04 tháng

Trên 35 km

10.000.000 – 12.000.000

Tước GPLX từ 02 – 04 tháng

So với Nghị định 46/2016/NĐ-CP, Nghị định 100/2019/NĐ-CP tăng cả về mức tiền phạt cũng như thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép lái xe vì vậy sẽ có tác động mạnh đến ý thức của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Xử lý vi phạm tốc độ được xác định là một trong những chuyên đề lớn được lực lượng CSGT chú trọng, thực hiện thường xuyên, liên tục, nhằm kịp thời ngăn chặn nguy cơ tai nạn xảy ra và để hạn chế tình trạng vi phạm trật tự an toàn giao thông.

Gửi ý kiến:

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

TƯ CÁCH
NGƯỜI CÔNG AN CÁCH MỆNH LÀ:

Đối với tự mình, phải
CẦN, KIỆM, LIÊM, CHÍNH Đối với đồng sự, phải
THÂN ÁI GIÚP ĐỠ Đối với chính phủ, phải
TUYỆT ĐỐI TRUNG THÀNH Đối với nhân dân, phải
KÍNH TRỌNG LỄ PHÉP Đối với công việc, phải
TẬN TỤY Đối với địch, phải
CƯƠNG QUYẾT, KHÔN KHÉO Trích thư Chủ tịch Hồ Chí Minh
gửi Công an Khu XII,
ngày 11 tháng 3 năm 1948.
Lượt truy cập: 21306686
Trực tuyến: ...